Đặc điểm hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới (on-grid)
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới là giải pháp tiết kiệm chi phí được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Hệ thống giúp tạo ra điện năng từ bức xạ mặt trời để cung cấp cho các thiết bị tải một cách liên tục và ổn định. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm của hệ thống năng lượng mặt trời hãy cùng theo dõi ngay bài viết này của chúng tôi
Tìm hiểu chung về hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới
Hệ thống điện hòa lưới là gì?
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới (On-grid) là một loại hệ thống năng lượng mặt trời được kết nối với lưới điện công cộng. Trong hệ thống này, điện được sản xuất từ các tấm pin mặt trời, sau đó được chuyển đổi từ dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều bằng các bộ biến tần, trước khi đưa vào lưới điện.
Điện sản xuất từ hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới có thể được sử dụng trực tiếp hoặc đưa vào lưới điện để bán cho công ty điện lực, tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu hệ thống. Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới giúp giảm chi phí điện năng, giảm phát thải carbon, và đóng góp vào việc sử dụng năng lượng sạch và bền vững.
Phân loại hệ thống điện hòa lưới
Giải pháp năng lượng mặt trời hòa lưới được chia thành hai loại đó là:
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ
Cả hai loại hệ thống này đều có ưu điểm và hạn chế riêng, và lựa chọn giữa chúng phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể và điều kiện của từng hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Để nắm được quy tắc vận hành của một hệ thống trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sâu vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống on-grid diễn ra như thế nào nhé!
Cấu tạo của hệ thống điện on-grid
Mỗi lắp đặt hệ thống mặt trời hòa lưới sẽ bao gồm các thiết bị chính như sau:
- Tấm pin năng lượng mặt trời
- Biến tần hòa lưới
- Tủ điện
- Dây DC
- Dây AC
- Phụ kiện lắp đặt khác
Lưu ý: Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ sẽ sử dụng bộ lưu trữ năng lượng (Ắc quy điện hoặc pin lưu trữ Lithium) để tích tụ điện năng lượng sử dụng khi cần, trong khi hệ thống không lưu trữ sẽ đưa lượng điện năng dư thừa vào lưới điện quốc gia và trực tiếp lấy điện từ lưới khi không đủ năng lượng sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới diễn ra như thế nào?
1/ Thu thập ánh sáng mặt trời: Tấm pin mặt trời (hoặc các tấm solar) hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành dòng điện 1 chiều (DC).
2/ Chuyển hóa dòng điện DC thành AC: Điện năng DC được tạo ra từ tấm pin mặt trời sau đó được đưa tới biến tần hòa lưới (inverter), thiết bị này sẽ chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện 2 chiều (AC).
3/ Tích hợp vào lưới điện: Điện năng xoay chiều (AC) được sinh ra từ hệ thống sẽ cung cấp cho các thiết bị điện hoạt động. Đối với lượng điện dư thừa sẽ được tích hợp vào lưới điện công cộng thông qua một công tắc chuyển đổi đặc biệt.
Lưu ý:
Khi công suất hòa lưới bằng công suất tải (Loads), thiết bị tiêu thụ điện sẽ hoàn toàn sử dụng điện từ tấm pin mặt trời.
Nếu công suất tiêu thụ lớn hơn công suất hòa lưới, thiết bị sẽ tiếp tục lấy điện từ lưới điện quốc gia.
Ngược lại, nếu công suất tiêu thụ của các thiết bị nhỏ hơn công suất hòa lưới, điện từ bộ hòa lưới sẽ đẩy lên lưới. Lượng điện trả ra này có thể được mua lại bởi EVN theo quy định của công văn số: 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng về khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Nếu không sử dụng hết, điện có thể được bán lại cho nhà nước, giúp tối ưu hóa chi phí và tạo ra lợi nhuận ngay lập tức.
4/ Đối với hệ thống điện mặt trời có lưu trữ dòng điện lấy từ tấm pin sẽ cùng lúc được nạp đầy vào bộ phận lưu trữ năng lượng để sử dụng khi thiếu ánh sáng mặt trời, như vào ban đêm hoặc trong tình huống cúp điện.
Ưu và nhược điểm của hệ thống điện mặt trời on-grid
Ưu điểm của hệ thống điện có lưu trữ
Hệ thống có khả năng lưu trữ năng lượng từ nguồn điện mặt trời, giúp gia đình hoặc doanh nghiệp luôn có điện dùng ổn định ngay cả khi cúp điện.
Giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn việc phải mua điện từ nhà nước, giúp giảm chi phí hàng tháng.
Sử dụng năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng giúp giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường so với sử dụng nguồn điện từ các nguồn năng lượng truyền thống.
Nhược điểm của hệ thống điện có lưu trữ:
Thiết bị lưu trữ năng lượng như ắc quy hoặc pin lưu trữ lithium làm tăng tổng chi phí đầu tư cho hệ thống năng lượng mặt trời.
Dung lượng lưu trữ của ắc quy có thể hạn chế, đặc biệt là trong các hệ thống nhỏ hoặc với nhu cầu sử dụng năng lượng cao.
Ắc quy cần được bảo dưỡng và thay thế định kỳ, làm tăng chi phí bảo trì cho hệ thống.
Pin lithium có thời gian bảo hành cao nhưng chi phí đầu tư cao.
Ưu điểm của hệ thống điện không lưu trữ:
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ sẽ có chi phí ban đầu thấp do không sử dụng bộ lưu trữ năng lượng.
Vì không có thiết bị lưu trữ, hệ thống ít yêu cầu bảo dưỡng hơn và có chi phí bảo trì thấp hơn so với hệ thống có lưu trữ.
Giảm chi phí tiền điện hàng tháng.
Nhược điểm của hệ thống điện không lưu trữ:
Hệ thống không lưu trữ chỉ cung cấp năng lượng khi có ánh sáng mặt trời, do đó, người dùng phải phụ thuộc vào mạng lưới điện để cung cấp năng lượng trong những thời gian không có ánh sáng mặt trời.
Hiệu suất của hệ thống có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như mây che phủ hoặc mưa, gây ra biến động trong việc cung cấp năng lượng.
Hệ thống không lưu trữ không thể lưu trữ năng lượng để sử dụng sau này, dẫn đến lãng phí nguồn năng lượng từ điện mặt trời.
Đối tượng nên sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới thích hợp sử dụng cho mọi chủ đầu tư. Tuy nhiên đối với những gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều điện năng vào ban ngày thì nên lắp đặt hệ thống không lưu trữ, và sử dụng nhiều điện vào ban đêm hoặc cả ngày thì nên lắp đặt hệ thống có lưu trữ.
Mọi người, từ các hộ gia đình cho đến các doanh nghiệp và tổ chức từ quy mô nhỏ đến lớn, đều có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Cụ thể:
- Hộ gia đình
- Nhà xưởng, doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất.
- Tòa nhà văn phòng, chung cư, cơ quan hành chính nhà nước.
- Trường học, bệnh viện.
- Trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị
- Bến xe, nhà ga hoặc sân bay.
- Trang trại nuôi trồng, …
Tại sao nên lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cộng đồng và môi trường. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên cân nhắc lắp đặt hệ thống này:
Tiết kiệm chi phí
Lợi ích kinh tế là một trong những lý do quan trọng nhất khi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới. Việc giảm bớt chi phí điện hàng tháng có thể tạo ra những tiết kiệm đáng kể trong dài hạn.
Bảo vệ môi trường
Sử dụng nguồn năng lượng sạch và tái tạo từ ánh sáng mặt trời giúp giảm lượng khí thải carbon và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.
Giảm phụ thuộc vào hệ thống điện lưới
Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới giúp gia đình và doanh nghiệp trở nên độc lập hơn về nguồn cung cấp điện và không phụ thuộc vào các nhà cung cấp điện truyền thống.
Giảm tải cho hệ thống điện quốc gia
Việc cung cấp điện vào lưới điện quốc gia từ các hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới giúp giảm tải cho hệ thống điện quốc gia.
Những lưu ý cần biết trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới
Trước khi quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết và xem xét:
Hãy phân tích mức tiêu thụ điện hàng tháng và nhu cầu sử dụng năng lượng của bạn nhiều vào ban đêm hay ban ngày.
Đảm bảo rằng vị trí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới của bạn có đủ ánh sáng mặt trời. Kiểm tra xem không gian trên mái nhà hoặc trên mặt đất có đủ rộng để lắp đặt tấm pin mặt trời một cách hiệu quả hay chưa.
Tìm hiểu các chi phí liên quan đến việc lắp đặt và vận hành hệ thống, cũng như tính toán các lợi ích kinh tế trong dài hạn.
Lưu ý rằng hệ thống năng lượng mặt trời cần bảo trì và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và độ tin cậy cao. Hãy xem xét kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng của bạn để đảm bảo rằng hệ thống được duy trì ổn định.
Hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của hệ thống, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả của nó. Điều này sẽ giúp bạn quản lý và vận hành hệ thống một cách hiệu quả hơn sau khi hoàn thành lắp đặt.
Hãy kiểm tra các quy định pháp lý liên quan đến việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại địa phương. Điều này bao gồm cả các quy định về quyền sở hữu, phê duyệt xây dựng và kết nối với lưới điện quốc gia.
Nếu bạn không chắc chắn về việc lựa chọn và lắp đặt hệ thống, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia hoặc các công ty chuyên về năng lượng mặt trời. Họ có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và chọn lựa hệ thống phù hợp nhất.
Đan khuê Solar đơn vị phân phối và hỗ trợ lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới uy tín hàng đầu
Đan Khuê Solar tự hào khẳng định là đơn vị phân phối và hỗ trợ lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới uy tín hàng đầu. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp nhằm đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về công nghệ năng lượng mặt trời, Đan Khuê Solar chắc chắn là đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng trong việc triển khai các dự án năng lượng mặt trời, từ hộ gia đình đến doanh nghiệp và dự án lớn.
Chúng tôi luôn luôn đi đầu trong việc phân phối các sản phẩm chất lượng cao đến từ các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, nhằm đảm bảo mang lại hiệu suất cao và giá trị lâu dài nhất cho khách hàng.
Bằng những sản phẩm điện mặt trời chất lượng cùng dịch vụ giải pháp tối ưu, được kiểm chứng qua nhiều dự án lớn nhỏ trên khắp cả nước, Đan Khuê Solar đã trở thành đơn vị uy tín, được nhiều đối tác và khách hàng tin tưởng lựa chọn.